Boxing ring được hiểu là sàn đấu boxing hình vòng tròn.
Nhưng trong thực tế, võ đài boxing được xây dựng với hình vuông.
Tại sao lại như vậy? Tiêu chuẩn của boxing ring như thế nào? Quá trình hình thành và các tiêu chuẩn ra sao?
Boxing ring là gì?
Boxing ring khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sàn đấu Boxing.
Boxing ring được thiết kế hình vuông với dây căng xung quanh ở 4 góc.
Tuy nhiên, “Ring” không chỉ dùng cho bộ môn Boxing mà còn được dùng chung cho tất cả các bộ môn võ thuật đối kháng.
Trước khi UFC cho ra mắt mẫu lồng đấu hình bát giác kiểu mới, thiết kế này được xem là thiết kế “độc quyền”, dành riêng cho môn thể thao đối kháng.
Lịch sử hình thành boxing ring
Boxing ring được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Trước đó, các trận đấu quyền Anh thường được tổ chức trên một sàn đấu bằng đất hoặc bằng cỏ, hoặc chỉ là một mặt phẳng đủ rộng cho 2 võ sĩ tỉ thí. Những người xem sẽ đứng xung quanh và tạo thành hình vòng tròn.
Từ “ring” đã ra đời từ đó.
Tuy nhiên, việc thi đấu trên sàn đấu không đồng đều này đã gây ra nhiều tranh cãi và bất lợi cho các võ sĩ.
Sự ngẫu nhiên, tùy hứng và không có luật lệ đã khiến boxing trở thành bộ môn thi đấu đối kháng vô cùng nguy hiểm.
Tất cả chỉ được thay đổi khi Jack Broughton cho ra đời và phát triển bộ quy tắc đầu tiên về boxing vào năm 1743. Mục đích của ông là biến boxing thành một môn thể thao văn minh hơn.
Cũng chính ông đã yêu cầu một sân thi đấu riêng hình vuông để thay cho vòng tròn khán giả. Sân đấu boxing này sẽ bảo vệ các võ sĩ khỏi những người hâm mộ cuồng nhiệt và thường có xu hướng bước vào bên trong đài thi đấu.
Tuy nhiên, yêu cầu của ông đã không được đáp ứng. Phải cho đến khoảng 1 thế kỷ sau đó, người ta mới đồng ý với lời đề nghị của Jack Broughton.
Năm 1838, bộ Luật London Prize Ring ra đời. Bộ luật này đã có quy định riêng, cụ thể và rõ ràng về hình thức của võ đài Boxing. B
ộ môn Boxing nói riêng và các môn võ đối kháng nói chung đã có sân thi đấu chính thức.
Tiêu chuẩn của một boxing ring
Theo thời gian, các quy tắc, tiêu chuẩn của một võ đài boxing ngày càng hoàn thiện. UFC đã thông qua bản kích thước tiêu chuẩn và được sử dụng rộng rãi cho thi đấu quốc tế hiện nay.
Kích thước
Võ đài được xây dựng hình vuông với kích thước mỗi cạnh tối thiểu là 4,9m (tương đương 16 feet) và tối đa là 6,1m (tương đương với 20 feet).
Kích thước sàn boxing sẽ được tính từ phía bên trong dây đài. Cạnh dài 6,1m sẽ thường được áp dụng trong các trận thi đấu quốc tế.
Trong quá trình thiết kế sân đấu boxing cũng cần phải lưu ý:
- Chiều cao tối đa của sân đấu là 1,22m (tương đương 4 feet) so với mặt sàn.
- Chiều cao tối thiểu là 0,91m so với mặt sàn.
Sàn và đệm góc
Sàn đấu boxing phải được thiết kế chắc chắn, bằng phẳng, không nâng tầng được. Mặt sàn sẽ được mở rộng ra 46cm (18 inch) kể từ đài vòng.
Bốn góc cột của sàn và đệm góc phải cân đối và có bọc lót cẩn thận để hạn chế chấn thương của các võ sĩ.
Các đài sẽ được sắp xếp theo vị trí cố định như sau:
- Bên trái đối diện chủ tịch Hội đồng giám sát (giám sát trưởng) là góc đỏ.
- Bên trái nhưng xa hơn là góc trắng (trung lập).
- Bên phải nhưng xa hơn là góc xanh.
- Bên phải gần hơn là góc trung lập.
Bao phủ sàn đài
Toàn bộ sàn đài phải được bao phủ bởi một lớp vật liệu đàn hồi có thể là cao su hoặc da.
Độ dày của lớp thảm không được dày quá 1,9cm và không mỏng hơn 1,3 cm.
Tấm bao phủ sàn đài cần được cố định tại một vị trí, trải phẳng và đủ rộng để bao phủ được cả phần ngoài của sân đấu.
Cầu thang
Võ đài tiêu chuẩn phải có 3 cầu thang.
Vận động viên và săn sóc viên sẽ đi lên bằng hai cầu thang đặt ở hai góc đối diện nhau.
Trọng tài và bác sĩ sẽ sử dụng cầu thang ở góc trung lập.
Túi nhựa
Với một võ đài boxing tiêu chuẩn, túi nhựa là vật dụng phải có trong mỗi trận đấu. Túi nhựa này được treo ở phía bên ngoài hai góc đài trung lập.
Bên trong túi nhựa sẽ đựng bông, băng để trọng tài sử dụng trong trường hợp vận động viên bị chảy máu. Đôi khi túi nhựa cũng là nơi trọng tài vứt khăn lau, giấy… đã qua sử dụng.
Các bước setup boxing ring chi tiết
Tạo khung sàn đài
Khung đài sẽ được thiết kế đồng nhất với sàn đài. Sàn này có thể được xây dựng với khung đấu hình vuông hoặc hình bát giác tùy theo từng bộ môn võ thuật.
Dây đai hoặc lưới bao quanh
Dây đài thường gồm 3 đến 4 dây với đường kính tối thiểu là 3 cm và tối đa là 5 cm. Bề ngoài của dây được bao bọc bởi các lớp dây bằng mềm mại.
Dây đài này sẽ được cột cố định vào các góc của sàn đài và có chiều cao so với mặt sàn lần lượt là: 40 cm, 80 cm, 130 cm.
Nếu giải đấu có 4 dây đài thì chiều cao lần lượt sẽ là: 40.6 cm, 71.1 cm, 101.6 cm và 132.1 cm. Đây cũng là một kích thước sàn Boxing quan trọng cần chú ý.
Bao phủ sàn đài
Bước cuối cùng để setup 1 sàn đấu boxing ring là bao phủ sàn đài. Để đáp ứng yêu cầu, bạn cần chuẩn bị vật liệu có độ đàn hồi tốt.
Thông thường là da (phớt) hoặc cao su. Độ dày tiêu chuẩn từ 1,3cm – 1,9cm để đảm bảo an toàn khi thi đấu.
>> Lịch sử quyền anh và boxing ring luôn song hành cùng nhau. Có thể bạn cần xem thêm bài viết về quyền anh.
Giải đáp câu hỏi về boxing ring
Vì sao sàn đấu boxing hình vuông mà lại có tên là “ring”?
Rất nhiều người mới tìm hiểu về boxing đều cảm thấy “khó hiểu” với cái tên Boxing ring. Rõ ràng sàn đấu hình vuông nhưng lại được gọi là ring với ý nghĩa là vòng tròn.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải quay trở lại rất nhiều năm về trước khi bộ môn Boxing vẫn còn “sơ khai”.
Hồi đó, boxing thi đấu hoàn toàn tự do. Những khán giả vòng quanh thì luôn “thích máu” và knockout. Do đó, họ luôn muốn thu hẹp vòng tròn lại để cả hai đối thủ không thể chạy trốn.
Vòng tròn khán giả hay chính boxing ring đã ra đời từ đó.
Mặc dù các bộ luật sau này đã thay đổi sàn đấu boxing thành hình vuông. Nhưng vì dấu ấn của vòng tròn khán giả quá đậm nét, nên boxing ring vẫn là “thuật ngữ” riêng của các bộ môn võ thuật đối kháng.
Sàn đấu boxing có thể sập hay không?
Thông thường, sân đấu boxing sẽ được thiết kế vô cùng chắc chắn và bằng phẳng. Về cơ bản, võ đài không thể bị sập trong quá trình thi đấu của các võ sĩ.
Tuy nhiên, trong lịch sử thi đấu boxing cũng đã từng ghi nhận hai võ sĩ đánh nhau đến sập cả võ đài. Đó là trận tỉ thí giữa hai tay đấm hạng nặng là Eric Molina và đối thủ Alejandro De La Torre tại Mexico.
Cả hai đều có trọng lượng trên 120kg và khiến võ đài boxing bị sập. Đây có thể coi là sự cố hy hữu trong lịch sử Boxing thế giới.
Trong trận đấu quyền anh, mục đích của việc dẫn võ sĩ vào boxing ring trước khi trận đấu bắt đầu là gì?
Trong trận đấu quyền Anh, mục đích của việc dẫn võ sĩ vào boxing ring trước khi trận đấu bắt đầu là để giới thiệu võ sĩ với khán giả và cho phép anh ta thực hiện một số động tác khởi động trước khi bắt đầu trận đấu.
Việc này cũng giúp tạo ra một không khí hồi hộp và nâng cao sự chú ý của khán giả đối với trận đấu sắp diễn ra.
Boxing ring được dùng trong các môn võ thuật nào khác ngoài quyền Anh?
Boxing ring không chỉ được sử dụng trong quyền Anh, mà còn được dùng trong một số môn võ thuật khác.
Các môn võ thuật này có thể bao gồm quyền Muay Thái, Tae Kwon Do, kickboxing, và võ tổng hợp (MMA).
Các môn võ thuật này có những quy định riêng về kích thước và cấu trúc của sàn đấu, nhưng đều sử dụng một hệ thống các dây và cột giống như trong boxing ring để giữ cho sàn đấu ở vị trí cố định.
>> Xem thêm chuyên mục boxing để cập nhật các kiến thức võ thuật mới nhât.
Có rất nhiều điều đặc biệt và thú vị đằng sau cái tên “boxing ring” đã được Kèo nhà cái KTO bật mí. Hy vọng quý khán giả cảm thấy bài viết hữu ích và tiếp tục ủng hộ keonhacaiKTO.com trong thời gian tới.
Khuyến mãi cực khủng, giao diện tối ưu, bảo mật thông tin khách hàng cao là những lý do mà bạn nên đến KTO Châu Á. Truy cập ngay trang web để trở thành “triệu phú” bạn nhé!